Tuy chúng ta đã nghe nhiều đến hồng sâm – “hậu duệ vàng” của nhân sâm Hàn Quốc nhưng về nguồn gốc hình thành cũng như công dụng của hồng sâm thì không phải ai cũng tường tận.
Trong bài viết ngay sau đây, hãy cùng chúng tôi lượng hoá công dụng của hồng sâm thông qua việc tìm hiểu về quy trình sản xuất, thành phần dược tính và những tác động tích cực của chúng lên sức khoẻ con người. Hi vọng với sự giải mã đến từng chi tiết này, các bạn sẽ thêm phần quyết đoán khi trả lời câu hỏi: Có nên sử dụng hồng sâm hay không?
Hồng sâm được tạo ra như thế nào?
Chất lượng của hồng sâm có được là nhờ sự góp mặt của hai yếu tố chính: nguồn nguyên liệu chất lượng cao; quy trình chế biến khoa học và hiện đại. Hồng sâm được sản xuất dựa trên nguồn nguyên liệu là nhân sâm tươi Hàn Quốc 6 năm tuổi. Khi lý giải về cách chọn nguyên liệu, các chuyên gia về nhân sâm đã nhấn mạnh rằng sâm 6 năm tuổi là thời điểm mà hàm lượng và thành phần dược chất trong củ đạt cực đỉnh, những củ sâm thu hoạch sớm hơn hay muộn hơn thời gian này đều có phẩm chất kém cạnh hơn chúng.
Từ những củ sâm tươi này, sau khi được làm sạch, cắt bỏ rễ phụ sẽ trải qua quá trình hấp, sấy khô và phơi dưới ánh nắng cho đến khi hàm lượng nước trong thành phẩm chỉ còn dưới 14%. Tuỳ vào tỉ lệ nước mà hồng sâm có thể có màu hồng nhạt hoặc hồng đậm hơi đen và vẻ ngoài đặc biệt này là lý do khiến người đời chọn “hồng sâm” làm tên gọi cho chúng.
Thành phần dược chất của hồng sâm có gì đặc biệt?
Sinh ra từ nhân sâm, hồng sâm sở hữu trọn vẹn “linh hồn” của loài thảo dược này, đó là nhóm ginsenosides với hơn 30 loại dược chất thành phần. Tuy nhiên, điểm thú vị là nhờ quy trình chế biến đặc biệt mà so với sâm tươi, hồng sâm có vị đắng nhẹ hơn, loại bỏ được các thành phần có thể gây kích ứng, phát sinh thêm nhiều thành phần hữu ích khác như insulin analogue, polyacetylene, polysaccharide acid…. và hàm lượng ginsenoside (thành phần làm nên tính “thần dược” của sâm) trên mỗi đơn vị trọng lượng thì cao hơn hẳn.
Thành phần thực tế của hồng sâm tính trên đơn vị mg/g.
Những đặc điểm ưu việt này giúp hồng sâm tiếp cận với nhiều đối tượng người dùng hơn: từ trẻ em đến thanh niên, người cao tuổi hay người mới ốm dậy đều có thể sử dụng hồng sâm. Vậy công dụng của hồng sâm với từng đối tượng bệnh lý sẽ khác nhau như thế nào?
Hồng sâm có tác dụng gì ?
Với hiện tượng suy giảm miễn dịch
Một trong những công dụng tuyệt vời của hồng sâm chính là khả năng kích thích hệ thống miễn dịch của chúng. Rg1, Rg3 và polyacetylene trong hồng sâm được xem là bùa hộ mệnh của hệ miễn dịch nhờ việc tăng cường hoạt động tiết kháng thể, inteferon và phục hồi chức năng của các tế bào bạch cầu – hàng rào chống lại sự xâm nhiễm của tế bào lạ vào trong cơ thể người.
Với chứng huyết áp cao và huyết áp thấp
Nhắc đến công dụng của hồng sâm nói riêng và nhân sâm nói chung, nhiều người chỉ liên tưởng đến hiệu quả làm tăng huyết áp của nó và hoàn toàn chối bỏ khả năng điều hoà chỉ số sinh lý đặc biệt này của cơ thể nhưng các công trình nghiên cứu y dược đã chứng minh một thực tế hoàn toàn khác. Cụ thể là trong cuốn sách nổi tiếng: “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của Giáo sư Đỗ Tất lợi đã đưa ra các thí nghiệm dẫn chứng của các nhà khoa học Nga về tác dụng của nhân sâm đối với việc điều hoà huyết áp.
Theo đó, ở liều lượng thấp, hồng sâm có tác dụng như phân hệ thần kinh giao cảm, đó là co mạch máu, tăng nhịp tim và lực co tim. Kết quả là huyết áp được đưa về trị số bình thường. Ở liều lượng cao, hồng sâm có vai trò như phân hệ thần kinh giao cảm, đó là làm dãn mạch, đồng nghĩa với điều này là giảm áp lực máu lên thành mạch và làm hạ huyết áp. Do đó, có thể kết luận rằng hồng sâm có tác dụng tích cực với cả hai nhóm bệnh lý: huyết áp cao và huyết áp thấp.
Với tật đãng trí và chứng stress (căng thẳng thần kinh)
Stress là nỗi ám ảnh của mọi lứa tuổi còn tật đãng trí, một vấn đề thần kinh thường gặp ở người có tuổi lại đang có xu hướng trẻ hoá ở thời điểm hiện tại. Cả hai vấn đề nan giải này đều có thể được khắc phục hiệu quả bằng việc sử dụng đều đặn hồng sâm. Trong hồng sâm, Rg3, Rg1 có tác dụng hỗ trợ trí nhớ và tập trung suy nghĩ; Rf, Re và Rb1 lại có tác dụng an thần và bảo vệ tế bào thần kinh. Như vậy, sự phối hợp của cả 4 hoạt chất này sẽ giúp duy trì trạng thái ổn định của hệ thần kinh khi phải làm việc dưới cường độ cao đồng thời giúp khắc phục chứng hay quên – một thực trạng thường gặp ở những người trưởng thành và có tuổi.
Công dụng hồng sâm với việc phòng ngừa tai biến
Xin đề cập thêm một công dụng của hồng sâm nữa, đó là khả phòng ngừa tai biến. Thành phần polysaccharide acid trong hồng sâm được xem là khắc tinh của bệnh tim mạch nhờ khả năng phân rã và ức chế sự hình thành cholesterol xấu – thủ phạm gây ra hàng loạt các vấn đề tim mạch nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, đột quỵ… Chưa hết, polyacetylene và insulin annalogue trong hồng sâm đều có tác dụng ngăn ngừa tụ huyết, ức chế hiện tượng tập kết tiểu cầu. Do đó, sử dụng hồng sâm thường xuyên sẽ làm giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra đối với hệ mạch máu của chúng ta.
Với bệnh tiểu đường
Hiện nay, bệnh tiểu đường tuýp 2 gia tăng một cách đột biến do hệ luỵ của thói quen sinh hoạt, ăn uống thiếu lành mạnh, khoa hoc. Insulin analogue trong hồng sâm hỗ trợ tích cực vào việc điều trị tiểu đường thông qua việc kích thích tuyến tuỵ sản sinh và hoạt hoá insulin – hỗ trợ hoocmôn chuyển hoá đường glucôzơ trong máu, trở thành glicogen được tích luỹ trong gan và cơ.
Với bệnh suy gan, viêm gan
Gan là cơ quan đóng vai trò chủ chốt trong việc khử độc và khi cơ thể dung nạp một lượng chất độc lớn từ nhiều nguồn khác nhau: rượu, bia, thuốc lá, thực phẩm bẩn… sẽ gây áp lực lên gan, cuối cùng là dẫn đến suy gan, viêm gan, xơ gan…Ro và Rb1 trong hồng sâm vừa có tác dụng giải độc, lại vừa có khả năng bảo vệ gan. Do đó, khi làm bạn với vị thuốc quý này, chúng ta sẽ không còn phải trăn trở với câu hỏi: Làm thế nào để bảo vệ lá gan của mình?
Với vấn đề lão hoá
Lão hoá không chỉ là vấn đề thẩm mỹ mà nó còn là vấn đề sức khoẻ. Lão hoá sẽ dẫn đến suy giảm chức năng và điều này đồng nghĩa với hệ luỵ là phát sinh bệnh tật. Thật may mắn, bạn có thể đối phó một cách hiệu quả với vấn đề này bằng cách sử dụng hồng sâm. Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong hồng sâm tồn tại 4 loại hoạt chất chống ôxi hoá: phenolic, polysaccharide acid, Rb1 và Re. Sự cộng hưởng của 4 nhân tố này hẳn sẽ mang lại cho bạn những cải thiện đáng kể về làn da, sắc vóc nói riêng và sức khoẻ nói chung.
Với hiện tượng yếu sinh lý nam
Hồng sâm có tác dụng kích thích tinh hoàn sản sinh ra tinh trùng, đồng thời thúc đẩy quá trình hoàn thiện cấu tạo của tinh trùng tại mào tinh. Chưa hết, khả năng tăng cường lưu thông máu của hồng sâm còn giúp quý ông ghi điểm khi “lâm trận” nhờ việc kéo dài thời gian “xung phong”, khắc phục hiệu quả tình trạng “chưa đi chợ đã hết tiền”.
Với việc phòng ngừa và điều trị ung thư
Khi đã mắc bệnh, ung thư sẽ là cửa tử đối với tất cả chúng ta. Thế nên thay vì chờ đợi đến thời điểm tồi tệ đó, hãy chủ động phòng ngừa ngay khi có thể. Nghiên cứu cho thấy hai “người hùng” của hồng sâm là Rh2 và Rg3 không chỉ ức chế sự biến đổi gen tiền ung thư thành gen gây ung thư mà còn có tác dụng kiểm soát khả năng phân chia của tế bào ác, hỗ trợ tích cực vào quá trình khống chế di căn xa ở những bệnh lý nguy hiểm này.
Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về hồng sâm và công dụng của hồng sâm đối với sức khoẻ con người. Mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp được những thắc mắc cơ bản nhất về loài dược liệu đặc biệt quý giá này và tiếp thêm niềm tin cho việc kiên trì sử dụng chúng trong thời gian dài để cải thiện sức khoẻ, phòng chống bệnh tật.