Giải mã tác dụng của hồng sâm thông qua hoạt chất Saponin

Vốn là vị thảo dược được lưu truyền “tốt nhất thiên hạ”, nhân sâm Hàn Quốc đến nay vẫn ẩn chứa nhiều bí mật cả về phương thức chế biến lẫn công dụng khiến nhiều người sử dụng phải “ngã ngửa”, không ngờ chỉ với một củ sâm cỏn con mà đem lại nhiều giá trị sức khỏe đến vậy. Hãy cùng khám phá và tìm hiểu tác dụng của hồng sâm trong bài viết dưới đây.

Giải mã tác dụng của hồng sâm, nhân sâm, cao hồng sâm,... Tác dụng của nhân sâm Hàn Quốc

Dân gian lưu truyền về tác dụng của hồng sâm ra sao ?

Từ xa xưa trong nhiều cuốn sách y khoa nổi tiếng đặt nền móng cho y học hiện đại đã nhiều lần nhắc đến loài thảo dược đại bổ khí huyết là nhân sâm, được xếp đứng đầu trong tứ đại dược thảo Sâm – Nhung – Quế – Phụ.

Cụ thể trong cuốn “Bản thảo cương mục” của Lý Thời Trân – cuốn từ điển bách kh

oa về y học hoàn chỉnh nhất trong lịch sử đông y có nói: Nhân sâm bổ phế khí, phế khí vượng thì các tạng khác cũng vượng. Nhân sâm đắc hoàng kỳ, cam thảo ôn trừ đại nhiệt, tả âm hỏa, bổ nguyên khí.

Trong sách cổ Bản kinh có viết nhân sâm bổ ngũ tạng, an tinh thần, định hồn phách, trừ tà khí, minh mục, khai tâm ích trí.

Như vậy trong lịch sử y học cổ truyền đã lưu truyền về tác dụng của nhân sâm cũng như của hồng sâm (hồng sâm là một phương thức chế biến nhân sâm truyền thống của người Hàn Quốc) là đại bổ nguyên khí, bổ tỳ ích phế, an thần, tăng trí, chủ trị các chứng tỳ khí, phế khí,…

Khoa học chứng minh tác dụng của hồng sâm như thế nào ?

Thời hiện đại, các nhà nghiên cứu đã vào cuộc và khám phá các hoạt chất hiện hữu bên trong củ nhân sâm, đồng thời chứng minh công dụng thực sự của nhân sâm có tồn tại như lưu truyền. Họ tìm thấy thành phần chính của nhân sâm là hoạt chất SAPONIN. Hoạt chất này có kí tự gốc là SAPO – nghĩa là “xà phòng”, chúng được tìm thấy không chỉ có trong nhân sâm mà còn tồn tại ở các loại rau củ và sứa biển, hải sâm. Vì vậy, để phân biệt và tập trung chuyên sâu về saponin trong nhân sâm, các nhà khoa học đã đặt ra một tên gọi riêng biệt là GINSENOSIDE.

Về cơ bản phản ứng của saponin tác động lên cơ thể người được kiểm chứng là hữu ích trong giảm mỡ xấu, ức chế sự sinh sôi của vi khuẩn và tế bào lạ, cải thiện hệ thống miễn dịch, kích thích quá trình trao đổi chất và giảm mỡ máu.

Bên cạnh đó, các nhà khoa học khám phá tích cực hoạt chất ginsenoside có trong nhân sâm tươi và hồng sâm để đưa ra các nhận định về việc nhân sâm sau khi chế biến có tốt hơn sâm tươi sau khi thu hoạch. Và kết quả đưa ra thật sự bất ngờ, nhân sâm tươi chỉ có khoảng 15 loại saponin khác nhau, trong khi hồng sâm trải qua quá trình hấp thụ năng lượng mặt trời tự nhiên lại sản sinh tới hơn 30 loại hoạt chất saponin. Các saponin có trong nhân sâm điển hình phải kể đến Rb1, Rg1, Rg3, Rb2, Rc, Rd, Re, Rh1, Rh2,….; mỗi loại saponin lại mang một trọng trách khác nhau và có ảnh hưởng tích cực tới cơ quan nội tạng của cơ thể, bao gồm:

Giải mã tác dụng của hồng sâm, nhân sâm, cao hồng sâm,...
Giải mã tác dụng của hồng sâm, nhân sâm, cao hồng sâm,…
  1. Tác dụng của hồng sâm đối với trí não

Hầu hết các ginsenoside đều phản ứng tới hệ thần kinh trung ương, giúp cải thiện não bộ, tăng cường trí nhớ, xoa dịu tổn thương ở não bộ, giúp tăng cường sự tập trung – tỉnh táo, cụ thể như:

  • Hoạt chất ginsenoside Rb1 có tác dụng xoa dịu hệ thống thần kinh trung ương.
  • Hoạt chất ginsenoside Rg1 giúp giảm mệt mỏi, căng thẳng, nâng cao khả năng tập trung.
  • Hoạt chất ginsenoside Rg2 hạn chế tập kết tiểu cầu, cải thiện trí nhớ.
  • Hoạt chất ginsenoside Rf xoa dịu tổn thương ở tế bào não.

Như vậy việc sử dụng hồng sâm là vô cùng hữu dụng trong bảo vệ não bộ; nếu như người trẻ phải đương đầu với áp lực và môi trường căng thẳng thì hồng sâm sẽ giúp giải tỏa mệt mỏi, xoa dịu tâm trạng, cải thiện sự tỉnh táo để giúp làm việc hiệu quả hơn. Những người trung niên, người cao tuổi hay bị suy giảm trí nhớ thì hồng sâm sẽ giúp cải thiện tình trạng này đáng kể, hạn chế chứng mất trí hay Alzheimer và các chứng rối loại nhận thức khác.

  1. Tác dụng của hồng sâm đối với tim mạch

Đối với các bệnh lý liên quan tim mạch thì nguồn cơn của bệnh tật là do ảnh hưởng của các cholesterol xấu tích tụ trong mạch máu làm tắc nghẽn mạch máu hay xơ vữa động mạch, khiến trái tim vốn dĩ khỏe mạnh nhận được ít oxy và máu hơn, gây cản trở hoạt động co bóp đưa máu đến các vị trí khác của cơ thể.

Trong khi đó, saponin trong hồng sâm với cơ chế hoạt động như một loại “xà phòng” có tính năng tẩy rửa siêu mạnh; khi được dung nạp vào cơ thể, sẽ lập tức phản ứng với các loại cholesterol xấu, đẩy lùi chúng và làm tăng các cholesterol tốt, giảm các bệnh mỡ máu, béo phì và sau cùng là duy trì một trái tim khỏe mạnh.

  1. Tác dụng của hồng sâm đối với hệ miễn dịch

Tại Hàn Quốc, nhân sâm luôn được khuyến khích sử dụng ngay từ khi còn nhỏ, bởi thực tế đây là loại “rau củ” khá bổ dưỡng, khi kết hợp với một số loại dược liệu khác sẽ càng phát huy công dụng. Bản chất nhân sâm chứa nhiều thành phần có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm, bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn, virus và những ảnh hưởng xấu từ môi trường, thời tiết; đồng thời tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp cả trẻ em và người lớn giảm nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp hay viêm nhiễm.

Ngoài ra, nhân sâm có đặc tính chống oxy hóa, không chỉ cải thiện sức đề kháng một cách tự nhiên mà còn làm chậm quá trình oxy hóa, lão hóa của các cơ quan trong cơ thể, từ đó làm tăng sức bền, sự dẻo dai và khả năng chịu đựng.

Sâm củ khô Hàn Quốc
Sâm củ khô Hàn Quốc
  1. Tác dụng của hồng sâm đối với tế bào lạ (ung thư)

Như đã nói ở trên, trong hồng sâm có đặc tính kháng khuẩn cực mạnh. Đối với các tế bào lạ xuất hiện và tồn tại trong cơ thể, các saponin này sẽ có tác động tiêu diệt và ngăn chặn sự phát triển của chúng.

Đặc biệt là 2 loại ginsenoside Rh1 và Rh2 đã được nhiều nhà khoa học kiểm nghiệm và khả định khả năng chống lại các gốc tự do gây ra ung thư, chống ung thư cũng như kìm hãm sự lây lan của khối ung thư.

Như vậy nếu sử dụng hồng sâm từ sớm không chỉ tăng cường hệ miễn dịch mà còn bài trừ được nhiều bệnh tật liên quan não bộ, tim mạch và ung thư; giúp cuộc sống trở nên nhẹ nhàng và an tâm hơn.