Bạn đang đồng hành cùng trẻ chậm nói, rối loạn phát triển hay gặp khó khăn về hành vi? Việc tương tác đúng cách không chỉ giúp trẻ cải thiện kỹ năng mà còn xây dựng được mối liên kết tin tưởng, bền vững giữa người lớn và trẻ nhỏ. Dưới đây là 5 lưu ý quan trọng từ thực tế công việc trị liệu của chuyên gia tâm lý Trần Ngọc Ly – người làm việc mỗi ngày với những em bé đặc biệt.

Quan Sát – Chìa Khóa Vàng Để Hiểu Trẻ
Mỗi đứa trẻ là một thế giới riêng, đầy tiềm năng. Thay vì vội vàng đưa ra lời khuyên hay ép trẻ làm theo ý mình, người lớn nên dành thời gian quan sát kỹ các đặc điểm sau:
- Điểm mạnh – điểm yếu: Trẻ làm tốt ở đâu? Gặp khó khăn ở chỗ nào? Ví dụ: Trẻ tự kỷ có thể yếu về giao tiếp nhưng giỏi vận động tinh – hãy tận dụng điểm mạnh đó để mở rộng kỹ năng.
- Mức độ và cách chơi: Trẻ có chơi một mình hay biết tương tác? Thích chơi giả vờ hay khám phá đồ vật?
- Biểu hiện nhu cầu: Trẻ dùng lời nói, kéo tay hay khóc? Có nhìn vào mắt khi đòi hỏi không?
- Phản ứng khi tương tác: Trẻ hợp tác, thỏa hiệp hay luôn muốn làm theo ý mình?
- Ngôn ngữ và hành vi đặc trưng: Thói quen nói năng, tần suất nói, cử chỉ… đều là tấm gương phản chiếu môi trường sống và tính cách trẻ.
📝 Ghi nhớ: “Dạy ít đi, quan sát nhiều hơn” – Bí quyết thành công của mọi chuyên gia giáo dục.
Chờ Đợi – Dành Không Gian Cho Trẻ Tỏa Sáng
Trẻ cần thời gian để tiếp nhận, xử lý và phản hồi. Đừng vội vàng làm thay! Hãy:
- Chờ trẻ tự phản hồi sau khi bạn ra yêu cầu.
- Chờ trẻ tự thể hiện nhu cầu, dù chỉ là kéo tay hay nhìn về phía đồ vật mong muốn.
- Tạo không gian cho trẻ tự khám phá, tự nỗ lực trước khi giúp đỡ.
💡 Việc chờ đợi đúng lúc chính là sự tôn trọng trẻ và khuyến khích tính tự lập.
Tương Tác Đúng Cách – Giao Tiếp Bằng Trái Tim
Khi trò chuyện hoặc chơi với trẻ nhỏ, đừng chỉ nói – hãy nói theo cách trẻ hiểu:
- Dùng câu ngắn, rõ ràng: “Con cất đồ chơi nhé.”
- Lặp lại các từ then chốt, nói chậm rãi.
- Phản hồi tích cực, khen ngợi đúng lúc.
- Đưa ra sự lựa chọn cho trẻ (trong khả năng): “Con muốn chơi lego hay vẽ tranh?”
🤝 Khi trẻ cảm thấy được tôn trọng và chủ động, sự hợp tác sẽ đến tự nhiên.
Hỗ Trợ Đúng Mức – Không Làm Thay, Chỉ Làm Cùng
Mỗi trẻ có mức độ tiếp nhận khác nhau, vì thế, hãy hỗ trợ linh hoạt theo từng tình huống:
- Chỉ nói bằng lời hoặc kèm cử chỉ minh họa.
- Làm mẫu để trẻ quan sát.
- Cùng làm với trẻ (nắm tay, hướng dẫn động tác).
- Tạo khoảng dừng để trẻ tự hành động bước tiếp theo.
🎯 Ví dụ: Trẻ chưa biết cầm thìa – làm mẫu hoặc cầm tay cùng thực hiện. Trẻ đã biết thìa mà bạn vẫn làm thay, vô tình khiến trẻ mất đi cơ hội tự lập.
Tận Dụng Sở Thích – Dạy Trẻ Qua Những Điều Trẻ Yêu
Trẻ học tốt nhất khi được chơi theo sở thích của mình:
- Trẻ thích chơi giả vờ → Tạo kịch bản: đi siêu thị, làm bác sĩ,…
- Trẻ mê xếp hình → Lồng ghép đếm số, học hình học, so sánh kích thước.
- Trẻ yêu vận động → Hướng dẫn kỹ năng vận động tinh và giao tiếp thông qua trò chơi.
❤️ Hiểu sở thích = tạo kết nối = xây dựng hoạt động học phù hợp và hiệu quả nhất.
Nguồn: ST